Tuesday, November 3, 2015

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU HỌC TIỀN LIỆT TUYẾN

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU HỌC TIỀN LIỆT TUYẾN
(Bs Nguyễn Tiến Trung)

- Tiền liệt tuyến (TLT) là một tuyến dưới BQ và bọc quanh NĐ sau. TLT ngoài chức năng ngoại tiết (tiết ra tinh dịch đổ vào NĐ) còn có chức năng nột tiết. Tinh dịch được tiết ra bởi nhiều ống tiền liệt và đổ vào NĐ ở rãnh hai bên lồi tinh. Trong TLT còn có 1 túi bịt nhỏ gọi là túi bầu dục TLT có lỗ đổ ở giữa lồi tinh. Túi là di tích của đầu dưới ống cận trung thận và được coi như tương ứng với TC ở nữ.



1. Vị trí và hình thể:

- TLT nằm trên hoành chậu hông, dưới BQ, sau xương mu, giữa hai cơ nâng hậu môn và trước trực tràng.

       
- TLT có hình nón hoặc hình trứng, mà đáy ở trên rộng, đỉnh ở dưới hẹp. Có 4 mặt là mặt trước, mặt sau và hai mặt dưới bên. Là nơi đi qua của niệu đạo TLT.
- TLT chia làm 3 thùy là thùy phải và thùy trái ngăn cách nhau bởi một rãnh ở mặt sau. Thùy thứ 3 gọi là eo TLT hay thùy giữa. Thùy giữa nằm giữa niệu đạo và ống phóng tinh.

- TLT rộng 4cm, cao 3cm và dày 2cm. Trọng lượng từ 15-25g, trung bình 18g, ở ngưới già có thể to gấp bội, thường phát triển to ra ở phần sau.


2. Liên quan:
- Phía sau bên có thần kinh cương chạy từ TLT trong phần mạc thành chậu (mạc bên của TLT). Vì vậy, để bảo tồn các TK này, lớp mạc này cần được bên TLT và trước bó mạch TK (( Walsh et al, 1983 ).
- Đỉnh của TLT liên tục với cơ vòng niệu đạo.

3. Các phương tiện cố định TLT
- Các dãy cơ trơn trải dài từ mặt sau của vỏ TLT đến hòa lẫn vào cân Denonvillier. Mô lưới lỏng lẻo nằm giữa cân Denonvillier và trực tràng. Nằm ở mặt trước và trước bên của TLT, lớp vỏ hòa vào liện tục với nội mạc chậu. Hướng về đỉnh, dây chằng TLT mu nằm trước và cố định TLT vào xương mu. Nhánh nông của TM lưng nằm ngoài cân này ở   lớp mỡ sau xương mu và đi xuyên qua nó đổ vào đám rối tĩnh mạch lưng dương vật.
- Hai bên, TLT được kẹp giữa từ các phần mu cụt của cơ nâng hậu môn và liên quan trực tiếp với mạch nội chậu nằm trên. Dưới chổ nối của mạc nội chậu và thành, mạc chậu và vỏ TLT nằm riêng biệt và khoang giữa chúng được lấp đầy các mô mỡ và các nhánh chia của TM lưng dương vật. Mạc nội chậu thực chất bao bọc lớp cơ và nằm giữa cơ và TLT. Mặc dù đây chính là mạc nội chậu thành, nhưng thường được gọi là mạc TLT bên (Myers, 1994)

4. Hình thể trong và cấu tạo của TLT :
4.1. Hình thể trong :
- Đây là thành niệu đạo đoạn TLT. Đoạn này chạy xuyên qua TLT từ đáy đến đỉnh nhưng không chạy theo trục của tuyến. Niệu đạo chạy thẳng xuống dưới, hơi cong lõm ra trước. Còn trục của TLT chạy chếch xuống dưới và ra trước.
- Niệu đạo và trục TLT bắt chéo ở phía dưới gần đỉnh tuyến nên hầu hết niệu đạo ở trước trục tuyến, nhưng có khi có 1 phần nhỏ của tuyến trước niệu đạo.
- Mào niệu đạo : ở ngay giữa niệu đạo TLT có 1 chổ nổi gờ lên, có khi liên tiếp với lưỡi BQ ở trên và đi xuống đến tận niệu đạo màng bên dưới.
- Lồi tinh : ở chổ giữa 1/3 giữa và 1/3 dưới của đoạn NĐ TLT, mào niệu đạo nở rộng thành 1 lồi hình bầu dục. Ở giữa lồi tinh có lỗ của túi bầu dục TLT và 2 bên có 2 lỗ của ống phóng tinh. Túi bầu dục của TLT là dấu vết còn lại của phần cuối ộng cận trung thận, tương ứng với tử cung và âm đạo ở nữ.
- Hai bên lồi tinh là 2 rãnh, ở đáy rãnh có nhiều lỗ nhỏ của các ống tuyến đổ vào.
- Xoang TLT : là nơi lõm xuống nằm trên mặt trái và phải của mào niệu đạo, nơi đổ vào của các ống tuyến TLT và niệu đạo.
4.2. Cấu tạo của TLT :
- TLT gồm khoảng 70% mô tuyến và 30% lớp đẹm mô sợi cơ. Lớp đệm liên tục với vỏ và bao gồm các sợi collagen và nhiều sợi cơ trơn. Nó bao quanh và có các tuyến của TLT và co bóp trong lúc phóng tinh đổ chất tiết TLT vào niệu đạo
- TLT được bao bọc bởi một vỏ gồm: collagen, elastin, và nhiều sơi cơ trơn. Vỏ ở mặt trước và bên dày trung bình 0,5 mm.
- Các tuyến TLT binh thường có thể thấy ở cơ vòng vân mà không có lớp mô đệm hay “lớp vỏ”. Ở đáy TLT, các sợi dọc detrusor hoà lẫn và bện với lớp mô sợi cơ của lớp vỏ.
5. Mạch máu và thần kinh:
5.1. Động mạch: TLT được cung cấp máu bởi ĐM BQ dưới và ĐM trực tràng giữa.
- ĐM BQ dưới đi vào TLT, thường có nhiều ĐM chia là 2 nhánh chính: ĐM NĐ và ĐM TLT
- ĐM niệu đạo đi vào chổ nối TLT-BQ phía sau bên và theo hướng vào trong, vuông góc với niệu đạo. ĐM đi đến cổ BQ ở vị trí 1 đên 5 giờ và 7 đến 11 giờ, với các nhánh lớn nhát ở phía sau. ĐM chạy theo mạct lưng và song song với niệu đạo, cung cấp máu cho TLT, tuyên quanh niệu đạo, và vùng chuyển tiếp.
- Trong bướu lành TLT, các ĐM trên cung cấp máu chủ yếu cho bướu tuyến (Flocks, 1937). Khi các tuyến này bị cắt hay bóc nhân, chảy máu hầu hết thường ở cổ BQ, đặc biệt ở vị trí 4 đên 8 giờ.
- ĐM TLT: cung cấp máu chủ yếu cho phần vỏ TLT, có các nhánh  nhỏ hơn và đi trước để phân nhánh trên voẻ bao TLT. Bó ĐM chạy sau bên TLT  cùng với TK cương (bó mạch TK) và tận cùng ở haònh chậu. Các nhánh vỏ đi qua TLT ở góc phải và theo lưới mạch của mô đệm cung cấp mô tuyến.
5.2. Tĩnh mạch:
- Dẫn lưu hệ tĩnh mạch TLT qua đám rối quanh TLT, tạo thành đám rối tĩnh mạch TLT.
5.3. Thần kinh:
- Thần kinh đám rối TLT tách từ đám rối hạ vị.
- Phân bố TK giao cảm và phó giao cảm từ đám rối hạ vị đến TLT qua TK cương. TK đi theo các náhnh của ĐM vỏ đến phân nhánh thành các thành phần mô đẹm và tuyến.
- TK phó giao cảm tận vùng ở các tuyến nang và kích thích tiết.
- TK giao cảm gây co thắt cơ trơn của vỏ và mô đệm.
- Các thuốc block adrenergic làm giảm trương lực cơ vòng trước TLT và mô đệm, làm cải thiện niệu dòng đồ trong bướu lành TLT.
- Peptidergic and nitric oxide synthase–containing neurons tìm thấy trong TLT và tác động làm dãn cơ trơn (Burnett, 1995). 
5.4. Dẫn lưu bạch huyết:
- Chủ yếu đổ vào hạch bịt và hạch chậu trong. 1 phần nhỏ đổ vào nhóm hạch trước cùng, và ít hơn là đổ và hạch chậu ngoài.


1 comment:

  1. Bệnh tiền liệt tuyến thường xảy ra ở nam giới. Nếu không điều trị kịp thời ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới

    ReplyDelete